Bài viết về tấm gương nhà giáo

Đăng lúc: 16:31:43 08/10/2019 (GMT+7)

Tấm lòng yêu trẻ của cô giáo vùng cao

                       Tấm lòng yêu trẻ của thầy giáo vùng cao

 

Như chúng ta đã biết nghề giáo viên là nghề cao quý trong các nghề cao quý.  Nghề giáo được xã hội tôn vinh và gọi là”thầy”người thầy đưa những chuyến đò sang sông. Người thầy mà em muốn chia sertreen đầy chính là thầy giáo Trần Quốc Hiệu Giáo viên Trường Mầm non Cẩm Ngọc.

Đọc đến đây thì mọi người đang tự hỏi từ xưa đến nay mới nghe nói cô giáo mầm non chứ chưa hề nghe thầy giáo mầm non. Nhưng đó chính là tấm gương người thật việc thật trong trường mầm non Cẩm Ngọc chúng tôi.

Một người thầy hết lòng vì học sinh thân yêu.  Sinh ra và lớn lên trên quê hương Cẩm Ngọc (Huyện Cẩm Thủy), tốt nghiệp Trung cấp sư phạm, thế nhưng ở cái tuổi gần tứ tuần, thầy đã từ bỏ các công việc thường ngày để đến bên chăm sóc cho đàn em thơ, những học trò nghèo, đói cái bụng và “khát” con chữ. Nhớ lại những ngày đầu lên trường  “khu 2” nhận nhiệm vụ, Một người thầy, một người đàn ông không khỏi bỡ ngỡ trước những ánh mắt trẻ thơ đang ngơ ngác nhìn thầy vì đã bao giờ các con được tiếp xúc, học với thầy giáo đâu.

Còn về phía phụ huynh và người dân địa hương cũng băn khoăn, con mình thì nhỏ đang cần được chăm sóc từ bữa ăn giấc ngủ, thầy giáo thế này làm sao mà chăm sóc và dậy dỗ được con mình. Người dân tại khu trường đóng chủ yếu là đồng bào dân tộc Mường. Vì thế, việc đầu tiên của người giáo viên nơi đây là đi vận động học trò đến lớp. Nhớ lại cái ngày đầu nhận lớp ở khu trường khu 2 – 1 trong 3 điểm lẻ của trường. Những ngày đầu đi dạy khó khăn chồng chất khó khăn khiến một người thầy, một người đàn ông  thấy nản lòng, muốn từ bỏ lũ trẻ đen nhẻm, chân trần, tiếng Kinh còn chưa sõi để tòm công việc khác. Nhưng rồi khi nhìn ánh mắt ngây thơ của lũ học trò, tim thầy như nghẹn lại.Thầy bắt đầu tập cho mình quen dần với những ánh mắt ngây thơ thích thì cười, không thích thì khóc, quen dần với những khó khăn để tiếp tục cái nghiệp “trồng người” của mình.

Việc dạy cho trẻ vùng cao không đơn giản khi trình độ của các em còn nhiều hạn chế, năng sống của các em còn hạn chế, các em như một tờ giấy trắng thầy phải là người dậy từ bước đi, lời nói đầu đời cho các em. Chính vì vậy mà thầy luôn tận tình, cố gắng hết khả năng của mình để dìu dắt học trò. Cứ mỗi ngày tan trường, Thầy lại đi bộ cả cây số đèo dốc để đến từng nhà động viên bố mẹ cho các em đi học. Những ngày nghỉ thầy lại lao vào học tậ nghiên cứu công nghệ thông tin để ứng dụng vào công việc giảng dạy của mình, dạy chữ cho các em nơi đây không đơn thuần chỉ là việc dạy đánh vần, tập tô, tậ vẽ, tập hát mà còn truyền cả trái tim của mình vào trong đó; không đơn giản là cách mang “mặt chữ” đến với học trò mà còn phải khiến “con chữ” ấy sinh sôi, nảy nở thành những mầm xanh vươn cao, vươn xa hơn. Đặc biệt, đối với học sinh người dân tộc Mường, Thầy luôn tìm mọi cách để giúp các em dễ hiểu nhất, để các em không chán học mà ngày càng yêu con chữ, yêu mái trường. Không những dậy tốt mà trường còn tổ chức ăn bán trú cho các em học sinh thầy chăm sóc các em từ miếng ăn giấc ngủ, người thầy mà cũng như người mẹ hiền thứ 2 của trẻ. Điều này khiến cho phụ huynh càng ngày càng yêu quý thầy giáo, họ thấy “vui cái bụng” vì con họ biết hát, biết múa, biết vẽ, biết đọc thơ, kể chuyện, biết đánh vần…..

Và nhiều năm liền thầy đã tham gia các kì thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh. Chia sẻ động lực khiến mình gắn bó cuộc đời mình với trẻ em mầm non như thế, Thầy cho biết: Tất cả đều xuất phát từ tấm lòng, tôi thấy thương những em nhỏ nơi đây thiếu cơm, thiếu áo, thiếu cả con chữ. Vì thế, dù có gặp khó khăn đến đâu tôi vẫn cố gắng hết mình với hy vọng mang niềm vui, con chữ đến với các em học sinh nghèo, với bà con dân bản.

Chính nhờ sự miệt mài, tâm huyết của thầy đối với học trò, mà học trò nơi đây ham học hơn, không bỏ học như trước, học sinh đã mạnh dạn hơn…. Đặc biệt, nhiều năm liên tục thầy luôn có học sinh đạt giải trong cuộc thi Bé khỏe bé ngoan cấ trường, cấp huyện, và tỉ lệ học sinh khá giỏi của khu trường được nâng cao. Nhận xét về thầy giáo hiệu, thầy giáo các cô trong trường luôn nói thầy  là một nhà giáo tâm huyết, yêu nghề, năng lực chuyên môn vững vàng, hết lòng vì học sinh. Đối với đồng nghiệp, cô luôn thân thiện, giúp đỡ cả về chuyên môn và cuộc sống đời thường. Đó là tấm gương sáng để nhiều giáo viên trẻ noi theo. Trong quá trình công tác, Thầy luôn coi trọng việc giữ gìn đạo đức một nhà giáo, không ngừng phấn đấu “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, qua đó xây dựng cho bản thân lối sống trung thực, giản dị, trong sáng, hòa đồng với đồng nghiệp, thương yêu học sinh, giữ mối quan hệ tốt và trách nhiệm đối với phụ huynh. Bên cạnh đó, thực hiện phương châm  truyền thống của nhà trường “Sáng về tâm đức, sâu về chuyên môn, giỏi về tay nghề”, Thầy Hiệu đã luôn trau dồi kiến thức, học hỏi đồng nghiệp, tự học và sáng tạo trong  nghiên cứu giảng dạy.

Nhận được nhiều tình cảm tốt đẹp của đồng nghiệp, của học sinh và phụ huynh Tôi nguyện gắn bó với vùng đất này, bởi các em nhỏ nơi đây còn cần cái chữ, còn cần có những người thầy.

  
Khách hàng đang Online: 1
Tổng số truy cập: 17930